Loại nước xanh nhớt kỳ lạ nhưng người uống được ruột khỏe, giảm cân, kháng viêm, hạ đường huyết cực “nhạy”

Admin

07/05/2025 12:17

Dù không dễ uống với tất cả mọi người nhưng loại nước này cực dễ làm, nguyên liệu quen thuộc trong khi mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, làm đẹp.

Một cốc nước xanh nhạt hơi đục, bên trong là vài miếng đậu bắp phồng lớn và nổi lên nhìn thoáng qua có thể khiến nhiều người ái ngại. Nhưng loại nước có vẻ ngoài “khó nuốt” này lại được đánh giá là rất có lợi cho sức khỏe nếu biết dùng đúng cách. Đó chính là nước đậu bắp.

Cách làm nước đậu bắp

Đậu bắp có nhiều cách chế biến nhưng không phải ai cũng biết tới cách làm nước đậu bắp đang trở thành trào lưu trong thời gian gần đây. Thứ nước này thậm chí còn dễ làm hơn cả nước ép, sinh tố đậu bắp hay món đậu bắp luộc. Bạn chỉ cần vài quả đậu bắp tươi rửa sạch, cắt khúc tùy ý sau đó bỏ vào cốc nước lọc ngâm khoảng 8 tiếng - tốt nhất là qua đêm. Sau đó, bạn chỉ cần vớt đậu bắp ra, khuấy đều và uống.

Loại nước xanh nhớt kỳ lạ nhưng người uống được ruột khỏe, giảm cân, kháng viêm, hạ đường huyết cực “nhạy”- Ảnh 1.

Cách làm nước đậu bắp rất đơn giản (Ảnh minh họa)

Với cách làm này, phần nhớt tự nhiên trong đậu bắp sẽ tiết ra, hoà tan vào nước và tạo thành một dung dịch hơi sánh, có kết cấu dẻo nhẹ. Chính phần nhớt này tuy gây cảm giác khó uống với nhiều người nhưng lại là thứ chứa hàng loạt lợi ích tiềm năng cho sức khỏe.

Mẹo để nước đậu bắp dễ uống hơn là cho thêm vài lát chanh hoặc chút bạc hà để giảm mùi và độ nhớt. Cũng có thể để lạnh vừa hoặc trộn với nước ép khác. Còn nếu muốn tăng hiệu quả, có thể xay cả phần đậu bắp đã ngâm cùng nước, lọc bỏ bã rồi uống.

Lợi ích khi uống nước đậu bắp

Hỗ trợ hạ đường huyết

Đây là một trong những lý do chính khiến nhiều người tìm đến nước đậu bắp. Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy chất nhầy trong đậu bắp có khả năng làm chậm quá trình hấp thụ glucose ở ruột, từ đó giúp giảm tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn. Với những người bị tiểu đường type 2 hoặc kháng insulin, việc uống nước đậu bắp đúng cách có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Chất nhớt trong nước đậu bắp hoạt động giống như một lớp màng bảo vệ nhẹ nhàng cho niêm mạc dạ dày, giúp làm dịu đường tiêu hóa, giảm cảm giác khó chịu, đầy hơi, táo bón. Với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, uống nước này vào buổi sáng khi bụng đói có thể hỗ trợ nhu động ruột hoạt động đều đặn hơn.

Cung cấp nước và khoáng chất 

Đậu bắp giàu vitamin C, kali, magie, folate và các chất chống oxy hóa như flavonoid, polyphenol. Khi ngâm vào nước, một phần dinh dưỡng này sẽ hòa tan và giúp nước đậu bắp trở thành một loại “nước truyền khoáng” tự nhiên – vừa giúp bổ sung nước, vừa cung cấp vi chất cần thiết để cơ thể hoạt động ổn định.

Nuôi lợi khuẩn đường ruột

Chất nhầy trong đậu bắp chính là một dạng prebiotic – “thức ăn” của lợi khuẩn. Khi được nuôi dưỡng đúng cách, hệ vi sinh vật đường ruột sẽ khỏe mạnh hơn, từ đó giúp cải thiện miễn dịch, giảm viêm, ổn định cân nặng và thậm chí hỗ trợ tâm trạng.

Giảm viêm trong cơ thể

Nước đậu bắp chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol – những hợp chất có khả năng trung hòa gốc tự do và giảm viêm. Uống thường xuyên có thể giúp cơ thể chống lại các phản ứng viêm âm ỉ, vốn là nguyên nhân của nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, viêm khớp, bệnh tim hay rối loạn chuyển hóa.

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Chất xơ và độ nhớt tự nhiên trong đậu bắp giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, tăng cảm giác no và giảm lượng ăn vào trong ngày. Đồng thời, việc ổn định đường huyết cũng giúp hạn chế cảm giác thèm ăn vặt hoặc đồ ngọt – yếu tố quan trọng để duy trì cân nặng lâu dài.

 

Loại nước xanh nhớt kỳ lạ nhưng người uống được ruột khỏe, giảm cân, kháng viêm, hạ đường huyết cực “nhạy”- Ảnh 2.

Nên thêm chanh hay bạc hà vào nước đậu bắp để dễ uống hơn (Ảnh min họa)

Những ai nên cẩn trọng khi uống nước đậu bắp

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nước đậu bắp không nên uống quá nhiều và không phù hợp với tất cả mọi người:

- Người có tiền sử sỏi thận: Đậu bắp chứa oxalat – chất có thể kết tinh thành sỏi nếu dùng nhiều ở người có cơ địa nhạy cảm.

- Người có vấn đề về tiêu hóa: Với một số người, chất nhầy có thể gây đầy bụng, đi ngoài phân lỏng nếu dùng quá nhiều hoặc dùng lần đầu.

- Người đang điều trị bệnh mạn tính hoặc dùng thuốc: Không nên coi nước đậu bắp là “thuốc” thay thế điều trị y tế. Đây chỉ là một biện pháp hỗ trợ, không phải giải pháp thay thế. Nên hỏi ý kiến chuyên gia y tế về việc nên uống nước đậu bắp không nếu đang dùng thuốc điều trị.

Nguồn và ảnh: Times Of India, Daily Mail