Sự biến mất có chủ đích của Dương Quá
Sau khi kết thúc Thần Điêu Hiệp Lữ, tung tích của Dương Quá và Tiểu Long Nữ trở thành bí ẩn lớn nhất của giang hồ. Tuy nhiên, Dương Quá không hề biến mất, bởi ba năm sau khi Thần Điêu kết thúc, chàng còn nhờ người gửi tặng Huyền Thiết Trọng Kiếm. Huyền Thiết Trọng Kiếm sau được tặng cho Quách Tĩnh thì đã được đúc thành 2 bào vật chí tôn là Đồ Long Đao và Ỷ Thiên Kiếm.

Sau khi kết thúc Thần Điêu Hiệp Lữ, tung tích của Dương Quá và Tiểu Long Nữ trở thành bí ẩn lớn nhất của giang hồ. (Ảnh: Sohu)
13 năm sau sự kiện Thần Điêu, thành Tương Dương thất thủ, Quách Tĩnh và Hoàng Dung cùng tử trận, Quách Phá Lỗ cũng hy sinh. Nhà họ Quách chỉ còn lại Quách Tương một mình phiêu bạt giang hồ. Tại sao Quách Tương không tìm Quách Phù và Gia Luật Tề?
Theo Sohu, câu trả lời rất rõ ràng, hai người này cũng đã tử trận. Nhưng tại sao Quách Tương tìm kiếm nhiều năm mà vẫn không có tin tức gì về Dương Quá? Với tầm ảnh hưởng của Quách Tương, tai mắt của nàng trải khắp thiên hạ. Ngay cả mạng lưới thông tin như vậy cũng không thể tìm được tin tức của Dương Quá, chỉ có thể là do Dương Quá không còn ở Trung Nguyên. Vậy tại sao Hoàng Sam Nữ Tử trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký lại nắm rõ mọi việc lớn của Trung Nguyên? Từ Hoàng Sam Nữ Tử, chúng ta cũng có thể đưa ra một kết luận: Dương Quá đã rời khỏi Trung Nguyên, nhưng vẫn luôn quan tâm đến tình hình nơi đây.

Dương Quá đã rời khỏi Trung Nguyên, nhưng vẫn luôn quan tâm đến tình hình nơi đây. (Ảnh: Sohu)
Tại sao Dương Quá phải rời khỏi Trung Nguyên? Lý do rất đơn giản, bởi vì Dương Quá không thể ở lại Trung Nguyên được nữa. Dương Quá là người duy nhất còn sống sót trong Ngũ Tuyệt, là nhân vật đứng đầu võ lâm Trung Nguyên. Nói cách khác, Dương Quá là mục tiêu truy nã số một của triều đình nhà Nguyên. Nhưng Dương Quá không thể chết, bởi chàng gánh vác trọng trách phục hưng võ lâm Trung Nguyên, hoàn thành di nguyện của Quách Tĩnh. Vì vậy, Dương Quá phải bảo toàn tính mạng, đồng thời phải bồi dưỡng một thế lực lớn, dựa vào họ để đánh bại triều đình nhà Nguyên.
Vì Ỷ Thiên Đồ Long Ký và Thần Điêu Hiệp Lữ là một mạch truyện, nên giang hồ thời Ỷ Thiên chắc chắn có liên hệ mật thiết với giang hồ thời Thần Điêu, và mối liên hệ này chính là do Dương Quá tạo ra. Vậy Dương Quá ẩn náu ở đâu để chỉ đạo tất cả những việc này? Câu trả lời chỉ có một nơi, sẽ được tiết lộ ngay sau đây.
Các học giả nghiên cứu tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung cho rằng nơi ẩn náu khả thi nhất của Dương Quá chính là Quang Minh Đỉnh trên đỉnh Côn Lôn, cũng chính là tổng bộ của Minh Giáo. Dương Quá chính là Giáo chủ Minh Giáo.

Vào dịp sinh nhật lần thứ 16 của Quách Tương, Dương Quá tặng Quách Tương ba món quà. (Ảnh: Sohu)
Minh Giáo là một môn phái rất bí ẩn, nhưng trong Thần Điêu đã xuất hiện một lần, đó là vào dịp sinh nhật lần thứ 16 của Quách Tương. Dương Quá tặng Quách Tương ba món quà, hai trong số đó rất đặc biệt: một món quà tiêu diệt tiền quân của quân Nguyên, một món quà thiêu rụi lương thảo của hàng triệu quân Nguyên.
Hai việc này tuyệt đối không phải ai cũng có thể làm được, mà phải là một đội ngũ được huấn luyện bài bản mới có thể hoàn thành. Và những yếu tố này đều phù hợp với đặc điểm của Minh Giáo. Vì Dương Quá có thể điều khiển từ xa đội quân này, nên rất có thể chàng chính là Giáo chủ. Sau đó, để tránh sự truy nã của triều đình, Dương Quá quyết định rời khỏi Trung Nguyên, chọn Quang Minh Đỉnh trên đỉnh Côn Lôn làm cứ điểm để phát triển thế lực.
7 đồ đệ của Dương Quá
Sau hàng chục năm nỗ lực, Dương Quá một tay nâng đỡ võ lâm Trung Nguyên, âm thầm bảo vệ Trương Tam Phong, Quách Tương lập môn phái, đồng thời xây dựng lại phái Cổ Mộ. Cổ Mộ cũng trở thành cứ điểm của Dương Quá ở Trung Nguyên. Hoàng Sam Nữ Tử hai lần xuất hiện, đều có liên quan đến Trương Vô Kỵ và Minh Giáo, tại sao lại trùng hợp như vậy? Lý do cũng nằm ở đây, bởi vì Minh Giáo và Cổ Mộ thực chất đều là thế lực của Dương Quá.
Ngoài ra, Dương Quá còn ra sức bồi dưỡng thế lực Minh Giáo. Các cao thủ của Minh Giáo, cơ bản đều là đồ đệ của Dương Quá. Trong bản truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký đăng dài kỳ, Kim Dung càng ám chỉ rõ ràng hơn, đặc biệt là Dương Đỉnh Thiên, tên gọi trực tiếp là Dương Phá Thiên. Dương Phá Thiên trong bản đăng dài kỳ và Thành Côn là sư huynh đệ, rất có thể đều là đệ tử của Dương Quá, Dương Phá Thiên thậm chí còn có thể là hậu duệ của Dương Quá.

Các cao thủ của Minh Giáo, cơ bản đều là đồ đệ của Dương Quá. (Ảnh: Sohu)
Ngoài ra, Dương Tiêu và Phạm Dao, hai cao thủ của Minh Giáo, đều có đặc điểm võ công rất giống Dương Quá. Một người biết Đạn Chỉ Thần Công, một người tinh thông võ học thiên hạ, lại rất giỏi kiếm thuật. Tử Sam Long Vương và Kim Mao Sư Vương đều đến từ Tây Vực, nhưng cả hai đều tinh thông thủy tính, đây cũng là đặc điểm võ công của Dương Quá. Tiếng gầm của Dương Quá và Sư Hống Công của Kim Mao Sư Vương cũng có thể tương ứng. Ngoài ra còn có Thanh Dực Bức Vương, người này có khinh công rất cao cường, người có thể dạy ra cao thủ khinh công như vậy, nhìn khắp thiên hạ cũng chỉ có Tiểu Long Nữ của phái Cổ Mộ.
Tóm lại, Dương Quá sau sự kiện Thần Điêu không hề từ bỏ Trung Nguyên. Lý do chàng không giúp Quách Tĩnh cũng là do lời dặn dò của Quách Tĩnh, phải bảo toàn huyết mạch. Chàng một mặt bồi dưỡng các môn phái võ lâm Trung Nguyên, một mặt bồi dưỡng các cao thủ Minh Giáo.
Dương Đỉnh Thiên, Thành Côn cùng bảy cao thủ kể trên, đều là truyền nhân của Dương Quá. Đáng tiếc là, trong số bảy người này lại có một Thành Côn. Kẻ này vì báo thù, suýt nữa đã hủy diệt cả võ lâm Trung Nguyên. May nhờ có một cứ điểm khác của Dương Quá, chính là phái Cổ Mộ đứng ra dàn xếp, mới giúp võ lâm Trung Nguyên thoát khỏi đại nạn.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả trên Sohu, Sina, 163
Tổng hợp
Hoặc