Cảnh báo: 4 loại cốc bạn tin dùng hàng ngày là "lò luyện bệnh tật", cần vứt đi khẩn cấp!

Admin

04/05/2025 20:15

Bạn có biết dùng sai loại cốc còn hại hơn cả uống nước bẩn?

Nhiều người vẫn tin rằng chỉ cần uống nước sạch là đủ để bảo vệ sức khoẻ. Song, thực tế lnước sạch nếu đựng trong chiếc cốc không an toàn thì vẫn có thể gây hại cho cơ thể bạn. Nhất là khi dùng để đựng nước nóng thì những chiếc cốc tưởng như vô hại lại hoàn toàn có thể "rò rỉ độc tố". 

Dưới đây là 4 loại cốc mà bạn nên hạn chế hoặc loại bỏ khỏi căn bếp của mình để tránh biến nước sạch thành nước độc khi uống.

1. Cốc hoặc bình nhựa không rõ nguồn gốc

Đây là loại phổ biến nhất trong các gia đình, văn phòng, thậm chí cả trường học. Nhưng không phải chiếc cốc nhựa nào cũng an toàn vì có rất nhiều loại cốc nhựa giá rẻ, không nhãn mác, không ghi chất liệu vẫn thường được bán tràn lan từ chợ truyền thống đến các trung tâm thương mại và dễ dàng tiếp cận đến người tiêu dùng.

Cảnh báo: 4 loại cốc bạn tin dùng hàng ngày là

Khi bạn đổ nước nóng vào, các loại nhựa này có thể giải phóng hóa chất độc hại như BPA (bisphenol A) và các hợp chất gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai.

Cách phân biệt loại cốc "rởm" này là hãy lật đáy bình/cốc lên và kiểm tra hình tam giác in số trên đó. Đây là ký hiệu giúp nhận biết chất liệu nhựa:

- Số 1 (PET): KHÔNG nên dùng lại. Đây là loại cốc chỉ nên dùng 1 lần và vứt đi sau khi sử dụng.

- Số 2 (HDPE): HẠN CHẾ dùng. Cốc này bền, không độc nhưng KHÔNG dùng đựng nước nóng được.

- Số 3 (PVC): TRÁNH dùng vì có thể giải phóng chất độc, đặc biệt là khi tiếp xúc với nước nóng. 

- Số 4 (PE): KHÔNG nên dùng vì dễ biến dạng khi bị nóng, đặc biệt là càng không nên dùng đựng thực phẩm/ nước uống rồi cho vào lò vi sóng.

- Số 5 (PP): AN TOÀN. Loại cốc này chịu nhiệt tốt, dùng được với thực phẩm/ nước nóng.

- Số 6 (PS): Nên TRÁNH vì thường dùng làm hộp xốp và không bền nhiệt.

- Số 7 (Other): Chỉ loại nhựa thuộc nhóm khác, có thể an toàn hoặc không. Vậy nên với loại cốc này thì bạn phải xem kĩ nguồn gốc. 

Tóm lại, bạn chỉ chọn loại nhựa có mã số 5 hoặc những loại có ghi rõ chất liệu an toàn như Tritan, PP hoặc PPSU.

Cảnh báo: 4 loại cốc bạn tin dùng hàng ngày là

2. Cốc giấy dùng một lần

Loại cốc tưởng như “vô hại”, được dùng thường xuyên, hàng ngày này lại ẩn chứa nhiều vấn đề hơn ta tưởng. Để chống thấm nước, bên trong cốc giấy thường có một lớp màng nhựa mỏng. Khi đựng nước nóng, lớp nhựa này dễ phát tán vi nhựa – những hạt nhỏ li ti có thể xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, tiêu hóa và nội tiết.

Cảnh báo: 4 loại cốc bạn tin dùng hàng ngày là

Đó là chưa kể nhiều cốc giấy còn sử dụng chất tẩy trắng huỳnh quang vốn không được phép tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm khi ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, họa tiết in màu bên ngoài cốc có thể chứa chất dung môi độc hại như benzen, toluene… Theo quy định, cốc giấy không được in hoa văn ở khoảng cách 15mm từ miệng cốc và 10mm từ đáy cốc nhưng không phải nơi nào, loại nào cũng tuân thủ. Khi uống, môi tiếp xúc trực tiếp với thành cốc sẽ vô tình đưa hóa chất vào cơ thể.

Cảnh báo: 4 loại cốc bạn tin dùng hàng ngày là

Lời khuyên là chỉ nên dùng cốc giấy trong các dịp đặc biệt như tiệc tùng, cắm trại… và không nên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ lâu dài.

3. Cốc inox kém chất lượng (inox 201, 202)

Cốc inox, đặc biệt là cốc giữ nhiệt ngày nay rất phổ biến nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Nhiều sản phẩm giá rẻ được làm từ inox 201 hoặc 202 là inox công nghiệp có chất lượng thấp, dễ gỉ sét và khi gặp nước nóng có thể giải phóng kim loại nặng (như niken, mangan…), từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, thận và thần kinh.

Cảnh báo: 4 loại cốc bạn tin dùng hàng ngày là

Nếu bạn thấy có biểu hiện như buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ khi dùng cốc inox để uống nước nóng thường xuyên thì rất có thể do kim loại nặng từ cốc ngấm vào nước. Thế nên hãy ưu tiên các loại inox có mã 304 (inox thực phẩm) hoặc 316 (inox y tế). Đây là hai loại được đánh giá là an toàn và bền hơn rất nhiều.

Cảnh báo: 4 loại cốc bạn tin dùng hàng ngày là

4. Cốc thủy tinh Sodium-Calcium và pha lê rẻ

Thủy tinh thì nghe có vẻ xịnvà phổ biến nhưng không phải loại nào cũng tốt. Nhiều loại cốc thủy tinh giá rẻ - nhất là loại có đường nối trên thân - thường là thủy tinh Sodium-Calcium chịu nhiệt kém, dễ nứt vỡ khi đổ nước nóng. Khi dùng loại cốc này đựng đồ uống nóng, nguy cơ bạn bị bỏng, xước tay rất cao.

Cảnh báo: 4 loại cốc bạn tin dùng hàng ngày là

Ngoài ra, cốc thủy tinh pha lê giá rẻ cũng nên hạn chế vì có thể chứa chì hoặc các hóa chất độc, rất hại nếu dùng lâu dài. Nếu thích cốc thủy tinh, bạn hãy chọn loại borosilicate – loại cốc nhẹ, trong, chịu nhiệt tốt và an toàn hơn nhiều.

Nguồn: post.smzdm