Bài viết này sẽ phân tích về những vị tướng được coi là "vạn nhân địch" theo ghi chép của sử sách thời Tam Quốc.
Những hiểu lầm về danh xưng "vạn nhân địch"
"Vạn nhân địch" (hay "vạn nhân chi địch"), dịch nghĩa là sức địch muôn người. Trong thời kỳ Tam Quốc, có những nhân vật được mệnh danh là "vạn nhân địch" nhưng họ không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân, vậy những vị tướng này là ai?
Trong bảng xếp hạng truyền miệng về các tướng sĩ thời Tam Quốc thì "Lữ Bố đứng đầu, Triệu Vân thứ hai, tiếp theo là Điển Vi, Quan Vũ đứng thứ tư, Mã Siêu thứ năm và Trương Phi thứ sáu". Nhưng thực tế, Lữ Bố và Triệu Vân có thực sự mạnh mẽ như lời đồn?

Trong thời kỳ Tam Quốc, có những nhân vật được mệnh danh là "vạn nhân địch" nhưng họ không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân. (Ảnh: Sohu)
Nhiều độc giả cho rằng Lữ Bố chiến đấu không ai sánh kịp, một mũi giáo có thể quét ngang tám phương; Triệu Vân thậm chí còn có kỹ năng chiến đấu khó nắm bắt, từng bảy lần ra vào Trường Bản Pha, khiến binh lính của Tào Tháo thấy mặt là né tránh. Tuy nhiên, theo Sohu, những ghi chép trong sử sách và miêu tả nghệ thuật trong tiểu thuyết lại hoàn toàn không giống nhau. Trên thực tế, những trận chiến của Lữ Bố thật sự không có gì nổi bật, Triệu Vân thậm chí còn khiêm tốn hơn. Những vị mãnh tướng này trong sử sách chỉ được giới thiệu không quá nhiều. Thay vào đó trong sử liệu lại ca ngợi những nhân vật bất ngờ dưới đây.
4 vị tướng đứng đầu thời Tam Quốc
Đầu tiên, cái tên Quan Vũ là vị tướng được ca ngợi nhiều trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Theo sử sách, trong trận chiến Bạch Mã khi đó, Nhan Lương không phải bị Quan Vũ giết một cách âm thầm vào ban đêm. Mà là giữa ban ngày, dưới sự bảo vệ của nhiều binh sĩ, Quan Vũ đã đánh thẳng vào đám đông và chém đầu Nhan Lương. Với sức mạnh như vậy, Quan Vũ xứng đáng được lọt vào danh sách những vị tướng hàng đầu thời Tam Quốc.

Quan Vũ xứng đáng được lọt vào danh sách những vị tướng hàng đầu thời Tam Quốc. (Ảnh: Sohu)
Người thứ hai chính là Trương Liêu. Trong lịch sử, vị tướng này nổi tiếng với hai trận chiến lớn — chinh phạt Ô Hoàn và trận chiến Hợp Phì. Đặc biệt là trận sau, ông chỉ dẫn theo 800 kỵ binh lao thẳng vào trận địa của một đại quân 100.000 người, suýt chút nữa đã bắt sống Tôn Quyền. Lúc đó, dưới quyền của Tào Tháo có nhiều tướng lĩnh có năng lực, nhưng Trương Liêu vẫn vững vàng đứng đầu. Một nhân vật mạnh mẽ như vậy nếu không đứng trong bảng xếp hạng vị tướng mạnh nhất thời Tam Quốc thật bất hợp lý.

Trương Liêu chỉ dẫn theo 800 kỵ binh lao thẳng vào trận địa của một đại quân 100.000 người. (Ảnh: Sohu)
Vị tướng thứ 3 là Văn Ương, trong tiểu thuyết ông chỉ được coi là "tiểu tốt", nhưng trong sử sách, ông là một người rất nổi tiếng. Theo Sohu, Triệu Vân đứng trước Văn Ương cũng trở nên tầm thường. Văn Ương từng đơn độc xông vào trại địch, ra vào như chốn không người, chiến công thực sự của ông còn được mô tả là "đơn đấu với trăm người". Thậm chí nhiều quân lính ở phe đối địch khi ngủ mơ còn sợ hãi hét to tên ông. Sức mạnh đó đã khiến Văn Ương được đứng trong hàng ngũ những vị tướng mạnh nhất Tam Quốc.

Văn Ương, trong tiểu thuyết ông chỉ được coi là "tiểu tốt", nhưng trong sử sách, ông là một người rất nổi tiếng. (Ảnh: Sohu)
Cuối cùng, danh hiệu vị tướng đứng đầu thời Tam Quốc là Trương Phi. Trương Phi chỉ cần xuất trận là khiến kẻ thù khiếp sợ. Ngay cả mưu sĩ được Tào Tháo tôn trọng nhất là Quách Gia cũng đã đánh giá ông là sức địch muôn người. Trương Phi đã nhiều lần ngăn chặn đội quân tinh nhuệ Hổ Báo Kỵ của Tào Tháo.

Trương Phi chỉ cần xuất trận là khiến kẻ thù khiếp sợ. (Ảnh: Sohu)
Thực tế, trong sử sách Tam Quốc, bảng xếp hạng tướng mạnh thực sự không hề có thứ tự cụ thể. Các học giả lịch sử dựa vào thành tích quân sự, chi tiết ghi chép, và đánh giá từ đối thủ cùng thời và xâu chuỗi lại mọi thứ. Danh sách 4 vị tướng mạnh nhất thời Tam Quốc này cũng là do Sohu tổng hợp từ các ý kiến của độc giả và học giả.
(Theo Sohu, Sina, 163)
Hoặc