Trồng kim tiền: 3 đại kỵ cần tránh kẻo cây tàn, người lụi bại

Admin

10/07/2025 16:20

Rất nhiều người chuộng trồng kim tiền trong không gian sống. Nếu nhà bạn cũng trồng, hãy chú ý đến 3 điều sau.

Cây kim tiền từ lâu đã nổi tiếng trong giới chơi cây phong thủy nhờ hình dáng đẹp, dễ chăm sóc và mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng. Thế nhưng, không ít người dù mua cây to đẹp về nhà nhưng chỉ sau vài tháng là cây vàng lá, héo úa, thậm chí rụng sạch và chết dần. 

Nguyên nhân nhiều khi không đến từ vận khí hay mệnh không hợp kim tiền, mà đơn giản là do mắc phải 3 "đại kỵ" khi chăm sóc cây.

Trồng kim tiền: 3 đại kỵ cần tránh kẻo cây tàn, người lụi bại- Ảnh 1.

1. Tưới nước quá nhiều: Sai lầm khiến cây úng rễ, chết yểu

Nhiều người nghĩ rằng cây cảnh đặt trong nhà cần được tưới thường xuyên để tránh khô héo. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai với cây kim tiền. Loài cây này thuộc nhóm cây thân rễ, có khả năng trữ nước tốt và chỉ phát triển khỏe mạnh trong điều kiện đất khô thoáng. Nếu đất luôn ẩm ướt, bộ rễ dễ bị ngạt thở, sinh ra nấm bệnh, gây thối rễ rồi lan lên thân và lá.

Lưu ý khi tưới nước:

Chỉ nên tưới khoảng 2-3 tuần/lần, tùy vào độ ẩm thực tế của đất. Dùng tay ấn nhẹ vào đất, nếu thấy khô hoàn toàn mới nên bổ sung nước.

Vào mùa đông hoặc nơi có độ ẩm cao (như đặt trong phòng kín), cần giãn cách thời gian tưới hơn nữa.

Ưu tiên chậu có lỗ thoát nước tốt, kết hợp đất tơi xốp, thoát nước nhanh như đất trộn xơ dừa, tro trấu, perlite.

Trồng kim tiền: 3 đại kỵ cần tránh kẻo cây tàn, người lụi bại- Ảnh 2.

2. Đặt cây ở nơi lạnh hoặc bị gió lùa: Dễ khiến cây sốc nhiệt, rụng lá hàng loạt

Kim tiền là giống cây ưa ấm, thường sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 18 đến 30 độ C. Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ C, đặc biệt vào ban đêm, cây dễ bị stress, biểu hiện qua hiện tượng lá bị dập, nhũn, rụng nhanh.

Cách bảo vệ cây khi trời lạnh:

Khi trời chuyển lạnh, nên đưa cây vào trong nhà, tránh để ở ban công hoặc cửa sổ bị gió lùa mạnh.

Có thể dùng bao nilon trong suốt chụp nhẹ lên cây vào ban đêm hoặc đặt gần khu vực có đèn sưởi, nhưng tránh để nhiệt độ tăng quá cao gây "sốc nhiệt" ngược.

Tránh tưới nước vào buổi tối mùa đông vì đất lạnh và ẩm sẽ càng làm rễ dễ thối.

Trồng kim tiền: 3 đại kỵ cần tránh kẻo cây tàn, người lụi bại- Ảnh 3.

3. Đất trồng nghèo dinh dưỡng: Nguyên cây khiến cây chậm lớn, mất vẻ phong thủy

Sau một thời gian trồng cố định, đất trong chậu có thể bị nén chặt, mất độ tơi xốp và gần như không còn chất dinh dưỡng. Điều này khiến cây chậm ra lá mới, lá bị vàng hoặc mất độ bóng tự nhiên. Tệ hơn, nếu để lâu mà không cải tạo đất, cây có thể "ngủ đông" quanh năm, không nảy chồi, không ra hoa.

Gợi ý cách khắc phục:

Cứ khoảng 8-12 tháng nên thay đất một lần hoặc ít nhất là xới tơi mặt đất và bổ sung thêm phân hữu cơ.

Có thể trộn thêm mùn cưa, vỏ trấu hun, phân trùn quế hoặc viên đất nung để giúp đất thông thoáng.

Bón phân NPK loãng vào thời điểm xuân - thu, khi cây đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Tránh bón lúc cây yếu hoặc đang "nghỉ đông".

Trồng kim tiền: 3 đại kỵ cần tránh kẻo cây tàn, người lụi bại- Ảnh 4.

Trồng kim tiền, cây khỏe là lộc đến!

Cây kim tiền nếu được chăm sóc đúng cách không chỉ giữ được sắc xanh bóng bẩy quanh năm mà còn có thể nở hoa - một dấu hiệu hiếm gặp và được coi là điềm lành trong phong thủy. Những chồi non mọc đều, lá dày bóng là dấu hiệu cho thấy cây đang hấp thụ năng lượng tốt, từ đó hỗ trợ gia chủ hút thêm may mắn và tài lộc.

Mẹo nhỏ: Bạn có thể đặt thêm một vài đồng xu hoặc đá thạch anh phong thủy dưới gốc cây để tăng tính biểu tượng và thu hút "vượng khí".

Tổng hợp