Một địa phương Việt Nam được so sánh với Singapore, Thượng Hải

Admin

14/07/2025 16:30

Đây là cơ hội rất lớn để chuyển mình.

Mới đây, trong khuôn khổ tọa đàm Không gian phát triển TP.HCM - Động lực từ xây dựng chuỗi cung ứng và bán lẻ, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trường Chı́nh sách công và Quản lý Fulbright nhận định, sau sáp nhập, TP.HCM giờ đây trở thành một siêu đô thị đa cực, kết hợp giữa trung tâm hành chı́nh-tài chı́nh-tiêu dùng truyền thống với vùng công nghiệp-logistics-cảng biển năng động.

Với dân số chı́nh thức đạt ngưỡng 14 triệu người, chiếm khoảng 13,5% dân số cả nước, tương đương với Tokyo (Nhật Bản), vượt Jakarta (Indonesia), điều này tạo nên một thị trường tiêu dùng nội địa khổng lồ.

"Sự gia tăng mạnh về dân số, thu nhập và mức sống sau sáp nhập làm gia tăng đáng kể sức mua và năng lực tiêu dùng của Thành phố", ông Tuấn nhấn mạnh.

Trong khi đó, xét về quy mô kinh tế, TP.HCM mới đạt tới khoảng 120 tỷ USD GRDP, tương đương 23,5% GDP cả nước, khẳng định vai trò đầu tàu và trung tâm tı́ch tụ kinh tế hàng đầu Việt Nam.

Nhı̀n từ góc độ thị trường, TP.HCM sau sáp nhập có đầy đủ điều kiện để trở thành trung tâm tiêu dùng và dịch vụ đa dạng nhất Việt Nam, vừa đóng vai trò đầu mối phân phối, vừa là nơi dẫn dắt thị hiếu tiêu dùng quốc gia.

Ở cấp độ khu vực, TP.HCM bắt đầu bước vào nhóm các siêu đô thị có vai trò trung tâm thương mại-logistics cấp vùng, có thể so sánh về vai trò của những đô thị quan trọng như Singapore, Bangkok hay Thượng Hải.

Thực tế cho thấy, TP.HCM hiện sở hữu mạng lưới dày đặc các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối và hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại. Việc tı́ch hợp với Bı̀nh Dương bổ sung thêm vai trò là hậu cứ công nghiệp với các khu kho bãi, cụm logistics tại Sóng Thần, VSIP, Bàu Bàng... Trong khi đó, Bà Rịa-Vũng Tàu mang đến hệ thống cảng biển nước sâu Cái Mép-Thị Vải, có khả năng kết nối trực tiếp với các tuyến vận tải biển quốc tế.

Sự kết nối ba địa phương này cho phép TP.HCM mới phát triển một hệ sinh thái thương mại, logistics và sản xuất khép kı́n, đáp ứng linh hoạt cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

TP.HCM mới hình thành từ sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, chính thức vận hành từ 1/7, với diện tích 6.772 km2 và dân số trên 14 triệu người.

Hồi cuối tháng 6, tại lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại TP.HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc hợp nhất không gian ba địa phương không phải là sự cộng gộp đơn thuần, mà là sự kết tinh trí tuệ và ý chí phát triển chung, để hình thành một siêu đô thị – trung tâm tài chính, sản xuất, logistics và đổi mới sáng tạo mang tầm khu vực và thế giới.