Mùa hè năm ngoái, cả nhà tôi quyết định làm chuyến du lịch Đà Lạt. Lịch trình kín mít, ai cũng háo hức. Vậy mà đúng đêm ngày thứ 2, bé con 4 tuổi nhà tôi lăn ra sốt cao, mặt đỏ gay, mắt lim dim. Hoảng thật sự! Loay hoay một hồi, tôi mới nhớ ra là… không mang theo thuốc gì. Hỏi khách sạn thì lại chỉ có thuốc hạ sốt của người lớn. Lễ tân khách sạn bảo, tiệm thuốc gần nhất đã nghỉ lễ, muốn mua thuốc thì phải chạy xe gần 10 cây số ra khu trung tâm.

Khoảnh khắc đó, tôi đã tự dặn mình: Từ nay đi đâu, ngày lễ dài hay ngắn, nhất định phải có một túi thuốc nhỏ mang theo, để yên tâm cả hành trình.
Thế là đêm ấy, chồng tôi phải gọi xe đi mua thuốc hạ sốt và nhiệt kế, trong khi tôi ở lại liên tục phải lau nước ấm cho con hạ sốt. Khoảnh khắc đó, tôi đã tự dặn mình: Từ nay đi đâu, ngày lễ dài hay ngắn, nhất định phải có một túi thuốc nhỏ mang theo, để yên tâm cả hành trình.
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, gia đình tôi đi biển. Và túi thuốc ấy đã trở thành một vật bất ly thân. Trong túi hành lý, túi thuốc nhỏ gọn thôi nhưng mà đủ dùng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ nếu cần. Nếu đã từng trải qua tình huống tương tự như nhà tôi, chắc chắn bạn sẽ hiểu việc dự trữ một số thuốc cơ bản khi đi xa hoặc trong những ngày nghỉ lễ quan trọng đến nhường nào.
Những loại thuốc "nhỏ mà có võ" nên mang theo khi đi chơi xa
Khi chuẩn bị hành lý cho chuyến đi xa, một túi thuốc nhỏ nhưng đầy đủ có thể là thứ cứu nguy trong những tình huống bất ngờ nhất. Chỉ một lần gặp sự cố về sức khỏe khi đang ở nơi xa lạ mà tôi rút ra được bài học nhớ đời.
Và đây là danh sách các loại thuốc tôi đã đúc kết sau nhiều lần rút kinh nghiệm. Chia thành từng nhóm, vừa dễ chuẩn bị, vừa dễ nhớ lại dễ mang theo.

Một vài mẹo nhỏ để túi thuốc phát huy hết công dụng khi cần
Có thuốc rồi, nhưng nếu bảo quản và sắp xếp không hợp lý thì lúc cần cũng rất dễ rối. Kinh nghiệm của tôi là:
1. Luôn kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước mỗi chuyến đi, vì một số loại như viên sủi hay men tiêu hóa khá nhạy với ẩm và nhiệt.
2. Tôi dùng túi zip nhỏ để chia thuốc theo nhóm, vừa gọn vừa chống ẩm tốt.
3. Nếu đi đông người, có thể chia riêng thuốc trẻ em, thuốc người lớn và dụng cụ y tế để khi cần là lấy ra ngay, không phải lục tung vali.
4. Một mẹo rất đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích khác là dùng bút lông ghi chú liều dùng lên vỏ hộp thuốc, nhất là thuốc hạ sốt của trẻ nhỏ, để khỏi mất công tra lại trong lúc cuống cuồng.
5. Vì nhà có người lớn tuổi dùng thuốc điều trị bệnh nền, nên tôi luôn chụp sẵn toa thuốc và lưu trong điện thoại. Trường hợp cần mua lại hoặc cấp cứu, việc này giúp bác sĩ và dược sĩ biết chính xác loại thuốc đang dùng.

Trong túi hành lý, túi thuốc nhỏ gọn thôi nhưng mà đủ dùng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ nếu cần.
Hãy nhớ, thuốc dạng viên dễ bảo quản hơn dạng lỏng. Mùa hè, nên để thuốc trong túi giữ nhiệt để tránh chảy nước nhé mọi người.
Chỉ cần chuẩn bị trước một chút, chuyến đi sẽ thoải mái hơn rất nhiều. Như tôi vẫn thường nói với chồng: "Vali nào cũng cần có ít nhất một túi thuốc – không chiếm bao nhiêu chỗ, nhưng lại gói trọn cả sự yên tâm".
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là cần nắm được sức khỏe của các thành viên trong nhà để mang theo thuốc phù hợp, tránh phải dùng thuốc khác khi chưa hỏi được ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp gặp sự cố ngoài kiểm soát, vẫn cần đến bệnh viện chứ không nên chỉ dựa vào những loại thuốc mình mang theo nhé.
Chúc các bạn có những kỳ nghỉ vui vẻ và an toàn!
Hoặc