Chọn ngành học chưa bao giờ là chuyện đơn giản. Nhưng trong bối cảnh công nghệ phát triển chóng mặt, đặc biệt là AI đang dần thay thế cả những công việc từng "không thể thay thế", việc chọn ngành sai có thể khiến bạn mất luôn cả tương lai nghề nghiệp. Có những ngành học nghe rất hay, rất nhân văn hoặc từng là xu hướng, nhưng đang dần bị thị trường quay lưng.
Dưới đây là 5 ngành học được cảnh báo có nguy cơ thất nghiệp cao nhất trong 5 năm tới, nếu bạn không nhanh chóng thích nghi.
1. Ngành Ngôn ngữ học
Tiếng Anh, tiếng Trung, Hàn, Nhật… vẫn là những ngành học phổ biến. Tuy nhiên, trong thời đại AI dịch thuật như ChatGPT, Google Translate, DeepL đang ngày càng chính xác và thông minh, sinh viên học ngôn ngữ mà không tích hợp thêm kỹ năng công nghệ sẽ rất dễ bị đào thải.
Chỉ biết dịch văn bản hay giao tiếp cơ bản giờ là chưa đủ. Bạn phải biết sử dụng ngôn ngữ trong các bối cảnh chuyên ngành (như thương mại, luật), hoặc tích hợp cùng công nghệ như dịch video bằng AI, xây chatbot đa ngôn ngữ, quản lý nội dung số toàn cầu. Học ngôn ngữ theo kiểu truyền thống giờ đã hết thời!

Chọn ngành học chưa bao giờ là chuyện đơn giản.
2. Báo chí - Truyền thông đại chúng
Ngành báo chí từng được xem là "quyền lực mềm" với hình ảnh hào nhoáng. Nhưng thực tế đang rất khác. AI đã có thể viết bản tin, làm nội dung ngắn, dựng clip tự động, thậm chí đặt tiêu đề viral chỉ trong vài giây. Trong khi đó, báo in, truyền hình truyền thống đang bị thu hẹp, ngân sách giảm, nhân sự cắt giảm.
Người học ngành này nếu không phát triển theo hướng truyền thông số, sản xuất nội dung độc lập hoặc xây dựng thương hiệu cá nhân thì rất dễ thất nghiệp dù viết giỏi, nói hay.
3. Kinh tế học thuần túy
Không ai phủ nhận vai trò của kinh tế học. Nhưng nếu bạn chỉ học lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành, không giỏi xử lý dữ liệu hoặc không có tư duy tài chính, bạn sẽ bị tụt lại.
Trong tương lai, các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng viên biết áp dụng kinh tế vào thực tiễn như đọc báo cáo tài chính, tối ưu chi phí, vận hành doanh nghiệp, lập kế hoạch đầu tư. Học Kinh tế mà không biết Excel nâng cao, không hiểu về dữ liệu lớn (big data), không thể làm phân tích thị trường thì... bằng tốt nghiệp cũng không cứu nổi bạn.
4. Khoa học xã hội Nhân văn
Các ngành như Triết học, Lịch sử, Văn học, Xã hội học, Nhân học… luôn được đánh giá cao về chiều sâu tư duy và năng lực phản biện. Nhưng trong thị trường việc làm ngày càng coi trọng tính ứng dụng, những ngành này lại rơi vào thế yếu.
AI giờ đây có thể tóm tắt sách, phân tích văn bản, thậm chí viết cả bài bình luận văn học. Còn các công việc nghiên cứu, giảng dạy, làm nội dung… thì ngày càng khắt khe, ít vị trí và đòi hỏi người học phải cực kỳ linh hoạt. Nếu không chuyển hóa kiến thức nhân văn thành sản phẩm sáng tạo số, truyền thông giáo dục, hoặc các ngành công tác xã hội hiện đại, sinh viên nhóm ngành này dễ bị "gạt ra lề" thị trường.

Có những ngành học nghe rất hay, rất nhân văn hoặc từng là xu hướng, nhưng đang dần bị thị trường quay lưng.
5. Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin vẫn là ngành "xương sống" của thời đại số, nhưng nghịch lý là ngành này cũng đang có nguy cơ thất nghiệp cao với những ai học không đúng cách.
Lý do?
Ngày càng có nhiều công cụ "no-code" không cần viết code vẫn có thể tạo web, game, phần mềm. Nếu bạn chỉ biết lập trình cơ bản, học theo giáo trình mà không chủ động học thêm AI, blockchain, bảo mật hay khoa học dữ liệu bạn sẽ tụt lại rất nhanh. Thị trường không cần người học CNTT cho có, mà cần người biết tạo ra giải pháp thực tế. Học sai là thất nghiệp thật.
Thật ra, không có ngành nào thất nghiệp tuyệt đối, cũng chẳng có ngành nào cầm chắc việc làm suốt đời. Nhưng nếu bạn chọn ngành theo cảm tính, học mà không cập nhật xu hướng, không phát triển kỹ năng mềm và công nghệ thì nguy cơ thất nghiệp là rất thật. Dù học Văn hay học Máy, điều quan trọng là bạn có học cách "sống sót" trong thị trường nghề nghiệp thay đổi từng ngày hay không.
Hoặc