Chiều 8-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Phát biểu thảo luận, Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP HCM, nhìn nhận dù rất nỗ lực nhưng một số hoạt động thanh tra hiện chưa đạt hiệu quả, vẫn chạy theo vụ việc, chưa được như mong mỏi của người dân.

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội
Bà Phạm Khánh Phong Lan cũng rất băn khoăn với nhiều nội dung trong dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi bởi dự luật mới chỉ tập trung quy định về hệ thống thanh tra, nhiệm vụ thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
"Mục đích sửa luật phải làm sao để công tác thanh tra mạnh lên, hiệu quả hơn". Vì vậy khi xây dựng nghị định, thông tư, chúng ta cần lưu ý đến "mục đích, mục tiêu của Luật Thanh tra sửa đổi là gì".
Nữ đại biểu đoàn TP HCM cho biết thanh tra gồm hai loại gồm thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất. Tuy nhiên việc thanh tra theo kế hoạch là cần phải thông báo trước cho đơn vị thanh tra nên đại biểu nhận định là "làm giảm hiệu quả".
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan nói về kiểm tra "lòng xe điếu". Video: Văn Duẩn
Theo bà Lan, thanh tra đột xuất mới thể hiện được nghề của thanh tra. "Thanh tra mà báo trước họ không "vở sạch, chữ đẹp" mới là lạ. Thậm chí có trường hợp chây ì, họ vẫn vi phạm như thường. Như vậy sẽ không hiệu quả" – bà Lan thẳng thắn.
"Ví dụ như vụ lòng xe điếu, phèo hai da, mấy hôm nay, tôi mới thông tin sẽ cho kiểm tra, báo chí giật tít lên, sau đó đi đến đâu cũng thông báo "em hết lòng rồi", rất khó kiểm tra, thanh tra" - Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP HCM nói.
Thực ra, thanh tra đột xuất là quyền của thanh tra nhà nước, làm thế nào để cho tất cả những đơn vị sản xuất kinh doanh trên thị trường luôn luôn phải chú ý đến việc "có thể bị thanh tra, kiểm tra bất cứ lúc nào" mới hiệu quả.
Tuy nhiên, cần quy định chặt chẽ để tránh bị lạm dụng hoặc trở thành công cụ "ghét thì thanh tra, kiểm tra đột xuất". Bà Lan đề nghị sau mỗi lần thanh tra đột xuất phải có báo cáo giải trình nguồn thông tin, căn cứ xác đáng.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Ngô Trung Thành (đoàn Đắk Lắk) cho biết ông hiểu rằng hoạt động thanh tra sẽ bao gồm cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Khi kết thúc thanh tra chuyên ngành thì một phần chuyển sang cơ quan thanh tra, phần cơ bản còn lại chuyển thành kiểm tra chuyên ngành.
Vì vậy theo ông, điều quan trọng nhất là phân định trách nhiệm, phạm vi thanh tra với kiểm tra chuyên ngành thế nào, bởi nếu không phân định được thì không rõ trách nhiệm.
Hoặc