Nếu tinh ý và cẩn thận, người dùng sẽ thường nhìn xuống đáy/thân chai nhựa đựng nước/sữa/đồ uống ngọt... để biết bao bì đang đựng chất lỏng này là loại nhựa gì.
Thông thường, có 7 loại nhựa chính được sử dụng để đựng đồ uống và thực phẩm, được phân loại theo mã nhựa - đánh số từ 1 đến 7. Trong số đó, PETE (hay PET), HDPE, LDPE, và PP thường được coi là an toàn cho thực phẩm và sức khỏe con người nếu như chúng được sử dụng đúng cách.

Đối với sức khỏe của môi trường và hành tinh, nhựa và rác thải nhựa là một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay bởi thời gian phân hủy của chúng rất lâu (từ 500 năm đến 1000 năm hoặc hơn). Chưa kể, nhựa sau khi phân hủy trong môi trường có thể tạo ra vi nhựa.
Vậy đâu là giải pháp: Câu trả lời đó là Tái chế.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2024 cho biết, Đức, Hàn Quốc và Áo là ba quốc gia có tỷ lệ tái chế cao nhất thế giới. Ước tính cho thấy Đức (65%) và Hàn Quốc (59%) là những quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ rác thải được ủ hoặc tái chế. Hàn Quốc giảm lượng nhựa vào bãi rác, giúp giảm 320.900 tấn CO2 từ vận chuyển và xử lý nhựa mỗi năm.
Nhựa PET - thường dùng cho chai nước ngọt, nước khoáng, chai đựng dầu ăn - khi được tái chế sẽ có ký tự in dưới đáy chai hoặc trên thân bao bì là rPET (nghĩa là recycled PET - nhựa PET tái chế).
Quyền lực dưới đáy chai
Đối với các doanh nghiệp, 4 ký tự rPET thể hiện "quyền lực và sức mạnh mềm" của họ trong hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bởi:
rPET là bằng chứng đáng tin cậy đảm bảo rằng các tuyên bố về bền vững của doanh nghiệp là trung thực; hơn nữa nó còn làm tăng sự tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu của doanh nghiệp, Tập đoàn đa quốc gia TÜV SÜD (Đức) cho biết.
Chỉ cần thấy bao bì (bằng 1 trong 7 loại nhựa phổ biến) có thêm chữ "recycled - tái chế" nghĩa là Trái đất và đại dương vơi bớt gánh nặng nghìn năm (phân hủy) của rác thải nhựa; người tiêu dùng cũng nhờ đó hình thành thói quen sử dụng có trách nhiệm hơn với môi trường và sức khỏe của chính mình.

Một trong những bao bì là rPET tại Việt Nam là sản phẩm nước khoáng thiên nhiên La Vie 700ml - với bao bì là 50% nhựa tái chế. Sản phẩm này ra đời từ năm 2021, đưa La Vie (một thành viên của Tập đoàn Nestlé) trở thành thương hiệu nước khoáng tiên phong tại Việt Nam sử dụng chai làm từ nhựa tái chế.
Năm 2022, các dòng sản phẩm Coca-Cola Original và Coca-Cola Zero Sugar của Coca-Cola Việt Nam được làm hoàn toàn từ rPET, ngoại trừ nắp và nhãn. Công ty Coca-Cola (trụ sở tại Mỹ) trước đó cam kết sử dụng ít nhất 50% vật liệu tái chế trong bao bì và tái sử dụng 25% tổng số bao bì đồ uống trong danh mục thương hiệu của mình vào năm 2030.
Unilever Việt Nam cũng là một trong những cái tên nổi bật trong sản xuất bao bì từ nhựa tái chế PCR (Post-Consumer Recycled, tức nhựa tái chế sau tiêu dùng). Có thể ví dụ loạt sản phẩm của Unilever Việt Nam dùng 100% PCR là Sunlight Chanh 100, nước lau sàn Lifebuoy, nước rửa chén Sunlight Mềm Dịu, nước tẩy bồn cầu Vim xanh...
OECD dự báo đến năm 2040, rác thải nhựa trên thế giới sẽ chạm đến con số 617 triệu tấn. Việc tái chế nhựa của doanh nghiệp và việc ưa dùng các sản phẩm nhựa tái chế của người tiêu dùng sẽ góp phần làm giảm con số 617 triệu tấn kia.

1. Nhựa rPET tái chế có an toàn? Câu trả lời là CÓ.
rPET được xử lý qua các quy trình nghiêm ngặt (làm sạch, khử trùng, kiểm tra chất lượng) để đảm bảo an toàn cho việc đựng thực phẩm hoặc đồ uống. Tại Việt Nam, rPET phải tuân thủ QCVN 12-1:2011/BYT để được sử dụng trong bao bì thực phẩm.
2. Nhựa rPET tái chế giảm đau môi trường thế nào?
Giảm rác thải nhựa: rPET giúp tái sử dụng nhựa PET đã qua sử dụng, giảm lượng rác thải nhựa đổ ra môi trường.
Tiết kiệm tài nguyên: Sản xuất rPET sử dụng ít tài nguyên hơn (như dầu mỏ và năng lượng) so với sản xuất nhựa PET nguyên sinh. Trung bình, mỗi tấn nhựa tái chế tiết kiệm được khoảng 5.774 kWh năng lượng và 16 thùng dầu.
Giảm khí thải carbon: Quá trình tái chế nhựa PET tạo ra ít khí thải hơn so với sản xuất nhựa mới, góp phần giảm tác động đến biến đổi khí hậu.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn: rPET là một phần của mô hình kinh tế tuần hoàn, nơi nhựa được tái sử dụng và tái chế nhiều lần, kéo dài vòng đời của vật liệu.
Thúc đẩy Doanh nghiệp và Người tiêu dùng xanh: Sử dụng rPET thể hiện cam kết của các doanh nghiệp trong việc giảm thiểu tác động môi trường và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh của người tiêu dùng.
Hoặc